Lưu trữ Trong nhà ngoài phố - Chợ Bến Tre

Danh mục: Trong nhà ngoài phố

  • Bến Tre bãi bỏ 20 dự án khu đô thị, khu dân cư

    Bến Tre bãi bỏ 20 dự án khu đô thị, khu dân cư

    HĐND tỉnh Bến Tre đã ban hành Nghị quyết số 30 ngày 29-5-2025 về việc bãi bỏ các Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc thông qua chủ trương đề xuất Dự án đầu tư các khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Theo đó, có 20 dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh được bãi bỏ. 

    HĐND tỉnh Bến Tre đã ban hành Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 29-5-2025 về việc bãi bỏ các Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc thông qua chủ trương đề xuất Dự án đầu tư các khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Theo  đó, có 20 dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh được bãi bỏ. 
    Các dự án bị bãi bỏ chủ yếu nằm trong danh mục kêu gọi đầu tư được phê duyệt từ năm 2015 đến 2020, phân bố tại các huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Bình Đại, Thạnh Phú, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Chợ Lách và TP. Bến Tre. Trong đó, nhiều nhất là tại TP. Bến Tre có 11 dự án xây dựng khu đô thị mới bị bãi bỏ.   

    Nghị quyết số 30/NQ-HĐND có hiệu lực kể từ ngày được thông qua, ngày 29-5-2025. HĐND tỉnh giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện dự án.

    Cẩm  Trúc

  • Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

    Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

    Ngày 27/3/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bến Tre thi hành quyết định khởi tố bị can, Lệnh khám xét và bắt tạm giam đối với Võ Hồng Thư, sinh năm 1990, ngụ ấp Mỹ Sơn Tây, xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

    Theo kết quả điều tra, vào cuối năm 2019, do cần tiền để trả nợ, Võ Hồng Thư đã đưa ra thông tin không có thật là cần tiền dùng vào việc đáo hạn ngân hàng (cho người khác vay lại đáo hạn ngân hàng), từ đó nhiều người tin tưởng cho Thư vay tiền. Sau khi vay được tiền, Thư đã sử dụng hết số tiền vay để trả nợ cá nhân cho các khoản tiền gốc, lãi đã vay, mượn trước đó, không có sử dụng để đáo hạn ngân hàng.

    Bằng thủ đoạn nêu trên, Thư đã chiếm đoạt tiền của nhiều người dân tại huyện Chợ Lách và Mỏ Cày Bắc, với số tiền trên 500 triệu đồng. Hành vi của Võ Hồng Thư đã cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự.
    Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bến Tre đang tiếp tục điều tra, làm rõ để xử lý đối tượng theo quy định của pháp luật.
    Tin, ảnh: Minh Vương
    ảnh: Võ Hồng Thư tại cơ quan Công an

  • Phát hiện túi nylon nghi ma túy trôi dạt vào bờ biển Bến Tre

    Phát hiện túi nylon nghi ma túy trôi dạt vào bờ biển Bến Tre

    Ngày 19-1, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bến Tre cho biết, vừa tiếp nhận tin báo từ người dân về việc  phát hiện túi nylon màu đen, bên trong chứa hai gói hình chữ nhật, ghi chữ nước ngoài, nghi là chất ma tuý trôi dạt vào bờ biển tỉnh Bến Tre.

    Tang vật đã được giao nộp cho Công an huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Ảnh: BC
    Tang vật đã được giao nộp cho Công an huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Ảnh: BC

    Trước đó, khoảng 16 giờ 10 ngày 18-1, ông Thân Văn Minh (sinh năm 1957, ngụ xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) trong lúc nhặt ve chai thì phát hiện một túi nylon màu đen trôi dạt vào bãi biển Thạnh Hải.

    Bên trong túi nylon chứa hai gói hình chữ nhật được quấn nhiều lớp nylon trắng, đóng dấu tròn màu đỏ và chữ viết nước ngoài, bên trong có chứa chất bột màu trắng nghi là chất ma túy nên trình báo cơ quan chức năng.

    Tiếp nhận tin báo, Đồn Biên phòng Cổ Chiên phối hợp với Công an xã Thạnh Hải (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) lập biên bản tịch thu tang vật với trọng lượng 0,74kg, nghi là ma túy.

    Lực lượng chức năng đã niêm phong tang vật, đồng thời chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thạnh Phú tiếp tục điều tra làm rõ.

    TÍN HUY

    theo SGGP

  • CÔNG AN HUYỆN THẠNH PHÚ BẮT TẠM GIAMĐỐI TƯỢNG “SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ”

    CÔNG AN HUYỆN THẠNH PHÚ BẮT TẠM GIAMĐỐI TƯỢNG “SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ”


    Ngày 24/12/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre đã tống đạt Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Văn Lặt, sinh năm 1983, ngụ xã Bình Thạnh, huyện Thạnh Phú về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả”.
    ​Theo hồ sơ vụ án, tháng 12/2023, Công an huyện Thạnh Phú kiểm tra phát hiện Cơ sở sản xuất nhang Đại Lộc do Phạm Văn Lặt làm chủ có địa chỉ tại xã Bình Thạnh có hành vi sản xuất, gia công, dán nhãn thành phẩm nhang giả nhãn hiệu của các cơ sở đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại cục sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học – Công nghệ như: Lưu Hiệp Thành AAA, Bảo Hiệp Long, Vương Kim Thành, Vương Vĩnh Nguyên, Vạn Trường Thành,… để bán đi các tỉnh lân cận.

    Cơ quan chức năng tiến hành thu giữ 16.031 bó nhang tăm, 3.000 hộp nhang khoanh, tổng giá trị số tang vật thu giữ là 475.590.000 đồng.
    ​Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện bắt tạm giam Phạm Văn Lặt để tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý theo quy định của pháp luật./.
    Ảnh: Cơ quan CSĐT tống đạt lệnh bắt.
    *Cộng tác viên: Long Toàn

  • Bến Tre sẽ mạnh tay xử lý các dự án chậm tiến độ

    Bến Tre sẽ mạnh tay xử lý các dự án chậm tiến độ

    Bến Tre – UBND tỉnh yêu cầu rà soát những dự án không triển khai hoặc chậm tiến độ, không thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính về đất đai thì tổ chức thu hồi.

    Nhiều dự án chậm tiến độ

    Ngày 9.12, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Văn Cường – Trưởng phòng Quy hoạch – Kiến trúc, Đô thị (Sở Xây dựng tỉnh Bến Tre) – cho biết, trong số 34 dự án khu đô thị triển khai chậm tiến độ trên địa bàn chỉ mới có 4 dự án đã chọn được nhà đầu tư.

    Theo ông Cường, nguyên nhân chậm tiến độ của các dự án khu đô thị trên địa bàn là do phải qua nhiều bước trong quy trình, phải lấy ý kiến các đơn vị có liên quan trong công tác thẩm định dự án… Ngoài ra, còn có nguyên nhân chậm tham mưu của sở có liên quan trong việc trình cơ quan có thẩm quyền để xem xét, phê duyệt quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án và tổ chức đấu thầu dự án để lựa chọn nhà đầu tư.

    Ông Cường cho hay, vừa qua, Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre đã thông qua 3 Nghị quyết. Đây là cơ sở để các sở, ngành và địa phương có liên quan trong việc tham mưu trình UBND tỉnh hoặc đề xuất UBND tỉnh trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án khu đô thị trên địa bàn.

    Dự án khu đô thị mới Đồng Khởi (TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) được HĐND tỉnh Bến Tre thống nhất thông qua vào năm 2020. Ảnh: Thành Nhân
    Dự án khu đô thị mới Đồng Khởi (TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) được HĐND tỉnh Bến Tre thống nhất thông qua vào năm 2020. Ảnh: Thành Nhân

    Ông Nguyễn Văn Cường cho biết thêm, trong thời gian tới, Sở Xây dựng sẽ phối hợp với các địa phương, các sở, ngành có liên quan để họp và thống nhất kế hoạch, phương án triển khai các dự án khu đô thị trên địa bàn, trình UBND tỉnh phê duyệt. Trong đó, sẽ quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị được giao trong việc triển khai các dự án khu đô thị.

    Quyết liệt xử lý

    Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Lao Động, từ năm 2019 đến cuối năm 2022, trên địa bàn tỉnh Bến Tre có 30 dự án khu đô thị mới đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre thông qua về chủ trương đề xuất dự án, nhưng đến nay vẫn chậm tiến độ và chưa tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư.

    Mới đây, ngày 6.12, ông Nguyễn Trúc Sơn – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bến Tre – đã ký ban hành công văn về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024. Theo công văn này, UBND tỉnh Bến Tre đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn rà soát các dự án bất động sản đã triển khai nhưng còn vướng mắc về thủ tục đầu tư, xây dựng, quy hoạch, bồi thường, giải phóng mặt bằng… để kịp thời tháo gỡ khó khăn và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét đối với những nội dung vượt thẩm quyền.

    UBND tỉnh Bến Tre cũng yêu cầu quyết liệt rà soát những dự án đã có quyết định giao đất, không có vướng mắc nhưng chủ đầu tư không triển khai hoặc triển khai chậm tiến độ, không thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính về đất đai thì tổ chức thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai, lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực để triển khai thực hiện, chống lãng phí.

    Công văn nêu rõ: UBND tỉnh Bến Tre đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường kỷ cương, kỷ luật, khẩn trương quán triệt đến từng đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, khắc phục ngay tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc, rút ngắn thời gian xử lý và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành. Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân cố tình né tránh, đùn đẩy công việc, thoái thác nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ, để xảy ra chậm trễ hoặc không quyết định vấn đề, công việc thuộc thẩm quyền…

    theo Lao Động

  • Khởi động dự án cầu Cửa Đại 4.750 tỷ đồng nối Bến Tre và Tiền Giang

    Khởi động dự án cầu Cửa Đại 4.750 tỷ đồng nối Bến Tre và Tiền Giang

    Cây cầu thứ 3 nối hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang qua sông Tiền, sau Rạch Miễu và Rạch Miễu 2, theo đề xuất sẽ do tỉnh Bến Tre làm chủ đầu tư nhằm kết nối thông suốt tuyến đường bộ ven biển miền Tây Nam Bộ qua các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh…

    Tuyến đường bộ ven biển nối Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh trong toàn tuyến hành lang ven biển miền Tây Nam Bộ. Nguồn: Sở GTVT TP.HCM.
    Tuyến đường bộ ven biển nối Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh trong toàn tuyến hành lang ven biển miền Tây Nam Bộ. Nguồn: Sở GTVT TP.HCM.

    Tỉnh Bến Tre đang trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định, trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng cầu Cửa Đại thuộc tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh hai Bến Tre và Tiền Giang.

    Theo báo cáo đề xuất, dự án cầu Cửa Đại sẽ do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre làm cơ quan chủ quản đầu tư, có tổng chiều dài dự án khoảng 8,9 km với quy mô đường cấp III đồng bằng, cầu bê tông cốt thép rộng 22,5 m. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 4.750 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách trung ương. Đây là cầu thứ 3 nối Tiền Giang với Bến Tre, sau cầu Rạch Miễu (2009) và cầu Rạch Miễu 2 (đang xây dựng), và nằm trong tổng thể dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển miền Tây Nam Bộ, đoạn qua 3 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh.

    Cũng trong dịp này, tỉnh Bến Tre đã có tờ trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hoàn chỉnh đề xuất dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển nói trên với tổng mức đầu tư dự kiến 7.905 tỷ đồng. Dự án qua 3 tỉnh có chiều dài 53 km; trong đó đoạn đi qua địa phận Bến Tre khoảng 25,2 km, có điểm đầu tại Km21+800 tại điểm cuối cầu Ba Lai 8 thuộc huyện Ba Tri (kết nối với dự án cầu Ba lai 8 và dự án cầu Cửa Đại liên tỉnh Bến Tre – Tiền Giang) và điểm cuối tại Km47 tại điểm đầu cầu Cổ Chiên 2 thuộc huyện Thạnh Phú (kết nối với dự án cầu Cổ Chiên 2 liên tỉnh Bến Tre – Trà Vinh).

    Dự án tuyến đường bộ ven biển miền Tây Nam Bộ có tổng chiều dài 740 km, từ TP.HCM đến Hà Tiên, đi qua địa bàn các địa phương TP.HCM, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 về Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 28.500 tỷ đồng, gồm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 2021 – 2025 và giai đoạn 2 sau năm 2025.

    Theo đề xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre tại tờ trình gửi liên bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tài chính, tuyến đường bộ ven biển đi qua tỉnh Bến Tre có quy mô đường cấp III đồng bằng; phần cầu (cầu Hàm Luông và các cầu nhỏ) bê tông cốt thép rộng 22,5 m; tổng mức đầu tư khoảng 7.905 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ khoản vay hỗ trợ bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu (còn gọi là Chương trình DPO) và ngân sách tỉnh đối ứng.

    Theo ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, tuyến đường bộ ven biển khi hình thành đóng vai trò rất quan trọng cho tỉnh trong phát triển kinh tế ven biển, phát triển hệ thống cảng và giao thông vận tải đường biển, gắn kết với các cảng biển của vùng; đồng thời góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng; phát triển các đô thị và du lịch biển. Trong tổng thể, công trình đường bộ ven biển Miền Tây  góp phần phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng liên vùng, tăng cường khả năng vận chuyển, lưu thông hàng hóa khu vực ven biển, mở ra khả năng hội nhập về kinh tế trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

    theo Vneconomy

  • Bến Tre: Bốn trường hợp nghi ngộ độc methanol sau khi uống cồn rửa tay

    Bến Tre: Bốn trường hợp nghi ngộ độc methanol sau khi uống cồn rửa tay

    Theo lời kể của người nhà, tại buổi uống rượu vào chiều 5/7, khi uống hết rượu, những người này lấy chai cồn rửa tay ra uống tiếp.

    Điều trị cho một bệnh nhân ngộ độc methanol và được lọc máu. (Ảnh: TTXVN phát)
    Điều trị cho một bệnh nhân ngộ độc methanol và được lọc máu. (Ảnh: TTXVN phát)

    Ngày 8/7, theo thông tin từ Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, hai trong bốn trường hợp nghi ngộ độc methanol nhập viện tại bệnh viện đã qua cơn nguy kịch.

    Trước đó, trong hai ngày 5-6/7, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu lần lượt tiếp nhận bốn trường hợp ở xã An Định, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre, có biểu hiện nghi ngộ độc methanol.

    Theo lời kể của người nhà, các nạn nhân tổ chức tiệc uống rượu vào chiều 5/7

    Khi uống hết rượu, những người này lấy chai cồn rửa tay ra uống tiếp. Sau đó, một người nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cù Lao Minh, bốn người nhập viện tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu.

    Tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, có một ca khi vào viện đã hôn mê, giãn đồng tử hai bên. Xét nghiệm khí máu động mạch cho thấy toan chuyển hóa nặng.

    Các nạn nhân khác có chung biểu hiện lơ mơ, tiếp xúc chậm, khó thở. Các nạn nhân được hồi sức tích cực và lọc máu cấp cứu.

    Đến sáng 8/7, có hai nạn nhân qua cơn nguy kịch; một người còn điều trị tích cực, sử dụng máy thở tại Khoa Hồi sức cấp cứu; một ca có biểu hiện sốc, suy đa tạng, tiên lượng rất xấu đã được các bác sỹ hội chẩn chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy trong ngày 7/7.

    Tất cả trường hợp này được lấy mẫu xét nghiệm độc chất methanol (đang chờ kết quả).

    Theo các bác sỹ chuyên khoa Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, ngộ độc rượu có hai dạng, thứ nhất ngộ độc do rượu thực phẩm thông thường (ethanol), thứ hai ngộ độc rượu thành phần là methanol.

    Đối với ethanol có thể sử dụng được như loại thực phẩm đồ uống, còn methanol có độc tính cao, không được uống.

    Triệu chứng ngộ độc giữa rượu ethanol và methanol gần giống nhau, là đau đầu, nôn ói.

    Tuy nhiên, dấu hiệu nhận biết rõ nhất khi ngộ độc methanol, bệnh nhân có triệu chứng mắt mờ, sau đó suy hô hấp cấp diễn tiến rất nhanh.

    Do đó, người dân nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất khi có biểu hiện bị ngộ độc methanol.

    Các bác sỹ Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu cũng khuyến cáo, ngay cả rượu có nguồn gốc thông thường ethanol nếu sử dụng không điều độ, quá liều hoặc lạm dụng dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Riêng đối với rượu methanol, tuyệt đối không nên uống.

    Bên cạnh đó, uống nhiều rượu sẽ ảnh hưởng đến gan. Nghiêm trọng hơn, tình trạng nghiện rượu, lệ thuộc vào rượu dẫn đến nhiều bệnh lý thần kinh.

    Ngoài ra, lạm dụng rượu kéo dài ảnh hưởng tới di truyền liên quan đến những thế hệ sau./.

    (TTXVN/Vietnam+)

  • Sạt lở tiếp tục xảy ra gây thiệt hại tài sản người dân

    Sạt lở tiếp tục xảy ra gây thiệt hại tài sản người dân

    Sạt lở xảy ra đã gây thiệt hại về tài sản của người dân. Các địa phương triển khai thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ để xử lý, gia cố tạm thời nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sạt lở gây ra

    Ông Bùi Văn Thắm – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bến Tre – cho biết, mới đây trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam đã xảy ra vụ sạt lở làm sập hoàn toàn một ngôi nhà, may mắn không thiệt hại về con người do chủ nhà đi làm ăn xa tại TP Hồ Chí Minh. Hiện, cơ quan chức năng đang liên hệ với chủ nhà để trao đổi giải pháp khắc phục.

    Trước đó trong tháng 5.2024, trên tuyến đê bao sông Vàm Cỏ Tây (thuộc địa bàn xã Mỹ Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) đã xảy ra sạt lở với chiều dài khoảng 260m, trong khu vực sạt lở có 2 hộ dân, với tổng cộng 9 nhân khẩu.

    Theo UBND huyện Thủ Thừa, nguyên nhân xảy ra sạt lở trên là do đoạn đê nằm trong đoạn sông cong, lõm. Ngoài ra, các phương tiện đường thủy có tải trọng lớn lưu thông qua lại nhiều, kết hợp với dòng nước chảy xiết làm cho đất dưới mái sông bị xói mòn cuốn trôi, tạo thành hố sâu, hở hàm ếch. Đồng thời, mùa khô hạn 2023-2024 kéo dài làm cho đất bờ sông, đê bao khô cằn mất độ kết dính. Hiện nay, bắt đầu vào mùa mưa với lượng mưa rất lớn làm rửa trôi, xói mòn đê, từ những nguyên nhân trên đã gay sạt lở nghiêm trọng và ngày càng có chiều hướng gia tăng.


    Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bến Tre Bùi Văn Thắm cho hay, trong khoảng 10 năm gần đây, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Bến Tre diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường, mức độ nhanh hơn gây mất đất sản xuất… ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân. Theo kết quả thống kê, toàn tỉnh có 112 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển, với tổng chiều dài khoảng 134km.

    Trước diễn biến tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển nêu trên, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bến Tre đã tăng cường chỉ đạo các ngành, địa phương tổ chức theo dõi, chặt chẽ diễn biến sạt lở. Ngoài ra, cũng thường xuyên thông tin, cảnh báo các khu vực đã, đang và có nguy cơ sạt lở. Đồng thời, triển khai tốt phương châm 4 tại chỗ để kịp thời huy động lực lượng, phương tiện, vật tư… xử lý, gia cố tạm thời nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sạt lở gây ra.

    “Công tác phòng, chống khắc phục sạt lở trên địa bàn vẫn còn một số khó khăn, thách thức. Theo đó, hiện tại số điểm sạt lở bờ sông, bờ biển hầu như ít phát sinh mới, tuy nhiên, mức độ sạt lở ở nhiều điểm có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn (sạt lở sâu hơn vào trong đất liền, chiều dài sạt lở tăng…). Ngoài ra, kinh phí đầu tư công trình khắc phục sạt lở rất lớn, trong khi đó nguồn lực của địa phương còn khó khăn nên chưa xử lý hết các khu vực bờ sông, bờ biển bị ảnh hưởng sạt lở.

    Bên cạnh đó, về giải pháp kỹ thuật xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển rất phức tạp, cần có sự hỗ trợ của cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học nghiên cứu, đưa ra giải pháp để xử phù hợp, hiệu quả đối với từng vị trí, khu vực sạt lở”, ông Thắm cho hay.

    Sạt lở xảy ra trên địa bàn huyện Thủ Thừa (tỉnh Long An). Ảnh: Thành Nhân
    Sạt lở xảy ra trên địa bàn huyện Thủ Thừa (tỉnh Long An). Ảnh: Thành Nhân

    PGS. TS Lê Anh Tuấn – Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (Trường Đại học Cần Thơ) cho biết, nguyên nhân dẫn đến sạt lở là do lượng cát, phù sa từ thượng nguồn đổ về vùng ĐBSCL ngày càng giảm. Từ đó, làm cho đặc điểm dòng chảy trở nên mạnh hơn và gây ra hiện tượng nước “đói” gây sạt lở.

    Ngoài ra, do tình trạng khai thác cát nhiều tại vùng ĐBSCL để xây dựng, giao thông, san lấp và các hoạt động khác. Một khi dòng sông bị khai thác quá nhiều thì dòng chảy thay đổi và tốc độ dòng chảy cũng tăng lên do đó nguy cơ sạt lở gia tăng lên. Đồng thời, còn một số nguyên nhân khác là sự gia tăng của các công trình dọc bờ sông,…

    “Nguyên nhân chính là do suy giảm lượng phù sa và khai thác cát ở khu vực ĐBSCL nên gây sạt lở nhiều hơn. Bên cạnh đó, còn do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng… và tình trạng thiếu nước ngọt nên người dân có khuynh hướng khai thác nước ngầm nhiều hơn nên làm cho vùng này sụt, lún nhiều hơn dẫn đến tiếp tay cho sạt lở, mất đất ở vùng ĐBSCL”, PGS. TS Lê Anh Tuấn nói.

  • Bến Tre xử phạt 4 đơn vị kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

    Bến Tre xử phạt 4 đơn vị kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

    Ngày 26/3, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam (VATAP) phối hợp cùng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bến Tre đã tổ chức buổi Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp bảo vệ thương hiệu và công tác chống hàng giả với ngành nhựa”…

    Trong khuôn khổ buổi Tọa đàm, Cục QLTT tỉnh Bến Tre đã Công bố kết quả điều tra về sản phẩm nhái Thương hiệu Ống nhựa Hoa Sen trên thị trường. Thực hiện Công văn của Cục QLTT tỉnh Bến Tre về việc kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh ống nhựa giả mạo nhãn hiệu Hoa Sen, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Bến Tre đã tăng cường công tác quản lý, giám sát địa bàn. Ngày 15/12/2023, Đội QLTT số 1 đã tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Bến Tre.

    Qua kiểm tra phát hiện 04 cơ sở vi phạm gồm Công ty TNHH MTV nhựa H.O, Hộ kinh doanh H.O, Hộ kinh doanh Đ.T.L, Hộ kinh doanh H.N và tạm giữ hơn 3.300 sản phẩm ống nhựa cứng các loại có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ của Tập đoàn Hoa Sen với tổng trị giá hàng hóa trên 188 triệu đồng.

    Cụ thể, các sản phẩm vi phạm này in dòng in “hình hoa sen 8 cánh và dòng chữ Ống nhựa Bông Sen MeKong” gắn trên sản phẩm ống nhựa cứng đã xâm phạm quyền (quy định tại Điều 11 Nghị định 105/2006 sửa đổi) đối với nhãn hiệu được bảo hộ theo GCNĐKNH số 209389 của Tập đoàn Hoa Sen.

    Mẫu ống nhựa xâm phạm quyền nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen thu được tại cơ sở Hoàng Anh.
    Mẫu ống nhựa xâm phạm quyền nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen thu được tại cơ sở Hoàng Anh.

    Qua thẩm tra, xác minh và căn cứ vào kết luận giám định của cơ quan chuyên môn, Đội QLTT Số 1 đã trình Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Bến Tre ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH MTV nhựa H.O, Hộ kinh doanh Đ.T.L, Hộ kinh doanh H.N; chuyển hồ sơ, trình Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bến Tre ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh H.O như nêu trên.

    Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu đối với nhãn hiệu nói riêng, ngày 12/01/2024, Cục QLTT tỉnh Bến Tre ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH MTV nhựa H.O với số tiền 48.500.000 đồng, xử phạt Hộ kinh doanh Đ.T.L số tiền 3.375.000 đồng, xử phạt Hộ kinh doanh H.N số tiền 1.625.000 đồng về hành vi bán hàng hóa là ống nhựa cứng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen được bảo hộ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen.

    Tiếp sau đó, ngày 17/01/2024, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bến Tre ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh H.O với số tiền xử phạt trên 99.519.650 đồng với cùng hành vi vi phạm trên.

    Xử phạt hơn 153 triệu đồng 4 đơn vị kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen.
    Xử phạt hơn 153 triệu đồng 4 đơn vị kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen.
  Venus